Nhận xét Phong_trào_Minh_Tân

Theo GS. Trần Văn Giàu, thì:

Phong trào Minh Tân thật ra cũng là một phong trào chính trị tương đương với phong trào Đông Kinh nghĩa thụcBắc-Trung, và hai bên có mối quan hệ với nhau [17].

Mặc dù cũng là một phong trào chính trị tương tương, nhưng theo nhà văn Sơn Nam, thì mãi đến nay dường như nó không được đặt đúng mức quan trọng[18]. Trong khi chờ đợi một công trình nghiên cứu khoa học và đầy đủ, nhà văn đã đưa những nhận xét bước đầu như sau:

...Phong trào Minh Tân lôi cuốn giới điền chủ, một số quan lại[19] và con nhà khá giả ở Mỹ Tho, Tân An, Cần Thơ,…đến mức khiến thực dân phải khó nghĩ, lo ngại...Tuy nhiên, phong trào chưa lôi cuốn được giới nông dân, mặc dù người lãnh đạo hiểu rằng nông dân là tầng lớp cơ cực nhứt. Giới điền chủ Nam Kỳ chưa lột xác để trở thành tư bản được...Về báo chí, cuộc Minh Tân để lại thành tích đáng kể là bộ báo "Lục tỉnh tân văn" từ số 1 đến số 50. Đây là tờ báo đối lập, công khai tranh đấu chống thực dân Pháp với chủ đích rõ rệt gần như đầu tiên trong làng báo Việt Nam.Về âm nhạc và kịch nghệ, thành tích lại càng sáng tỏ hơn: ông Hoàng Tuấn Trai, cộng sự viên của báo "Lục tỉnh tân văn" trở thành người soạn bài ca khá nổi danh, góp phần không nhỏ vào phong trào đờn ca tài tử, mở đầu cho lối ca ra bộ; các ông Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Viên Kiều góp công trong việc dựng lên tuồng cải lương có thể nói là đầu tiên của miền Nam. Ông Trương Duy Toản doạn tuồng cho gánh hát thầy Nam Tú ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Trọng Quyền cũng là soạn giả lừng danh một thời.Ông Lê Văn Trung được "Lục tỉnh tân văn" số 27 giới thiệu là người của Minh Tân, về sau này là vị Quyền Giáo Tông của đạo Cao Đài, một tôn giáo mới tổng hợp Đông Tây thu hút nhiều đồng bào theo Minh Tân lúc trước, khiến thực dân lo ngại...[20]